Shopify: Báo cáo Bán lẻ khu vực Đông Nam Á 2024
“Báo cáo Bán lẻ khu vực Đông Nam Á 2024” của Shopify chỉ ra rằng 68% nhà bán lẻ có kế hoạch kinh doanh trên nền tảng social media trong vòng 12 tháng tới. Về phía người tiêu dùng, 82% đáp viên cho biết social media là nền tảng giúp họ khám phá sản phẩm mới.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát do YouGov thực hiện với đáp viên là người tiêu dùng và nhà bán lẻ tại Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Trong đó:
- Khảo sát nhà bán lẻ được thực hiện trực tuyến từ ngày 28/3/2024 đến ngày 5/4/2024 với số lượng mẫu là 269 đáp viên. Đối tượng tham gia khảo sát là những nhà lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp bán lẻ với hơn 50 nhân viên và có trụ sở chính tại Đông Nam Á.
- Khảo sát người tiêu dùng được thực hiện từ ngày 5/4/2024 đến ngày 10/4/2024 với đáp viên là người dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore từ 18 tuổi trở lên.
Ngoài ra, đơn vị nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn với các nhà bán lẻ sử dụng Shopify và các đối tác trong hệ sinh thái nhằm mang đến cái nhìn toàn diện hơn về những thay đổi trên thị trường mà các nhà bán lẻ đang phải đối mặt cũng như cách họ thích ứng với sự thay đổi.
Một số phát hiện chính rút ra từ báo cáo
- Social commerce ngày càng được chú trọng
- 68% các nhà bán lẻ Đông Nam Á cho biết có kế hoạch tăng cường đầu tư vào thương mại xã hội (social commerce) trong 12 tháng tới. Thực sự, các nền tảng social media đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khám phá thương hiệu và sản phẩm ở Đông Nam Á, với 82% người tiêu dùng khám phá ra các sản phẩm mới thông qua social media.
- 39% nhà bán lẻ được khảo sát cho biết mức độ tương tác trên mạng xã hội là một trong những số liệu quan trọng nhất để xác định ROI của cơ sở hạ tầng thương mại, chỉ xếp sau biên lợi nhuận (44%).
- Người tiêu dùng đang tìm kiếm giá trị trong bối cảnh kinh tế hiện tại
- Lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao đã khiến phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á (83%) cắt giảm các chi phí không cần thiết, với hơn một nửa tìm kiếm giá trị tốt nhất khi mua sắm.
- Khi nói đến việc mua hàng, giá cả là yếu tố hàng đầu đối với người mua sắm ở Đông Nam Á. 96% người tiêu dùng cho biết họ sẽ trung thành với một thương hiệu nếu thương hiệu đó cung cấp ưu đãi về giá. Chương trình giảm giá hoặc khuyến mại liên tục là điểm thu hút hàng đầu đối với 70% người tiêu dùng.
- Mặc dù giá cả là yếu tố chính thúc đẩy lòng trung thành của người tiêu dùng, nhưng cạnh tranh chỉ dựa trên giá cả là cạnh tranh không bền vững. Điều này cho thấy rằng để thu hút và giữ chân khách hàng, việc hiểu được nhu cầu của họ là rất quan trọng.
- Nhà bán lẻ đối mặt với nhiều thách thức
- 52% số người được khảo sát cho biết họ thích mua sắm trực tuyến.
- Các trang web kinh doanh, còn được gọi là các trang web brand.com đóng vai trò quan trọng trong hành trình mua sắm trong khu vực. 81% người mua sắm Đông Nam Á đồng ý rằng một công ty có trang web thương hiệu đáng tin cậy và uy tín hơn so với những công ty không có trang web. Yếu tố tin cậy này đặc biệt quan trọng đối với người mua sắm khi mua hàng với số lượng lớn – hai trong số năm (42%) người tiêu dùng Đông Nam Á thích mua hàng với số lượng lớn trên trang web của công ty thay vì cửa hàng trực tuyến của công ty.
- Mặc dù các kênh trực tuyến là lựa chọn nổi bật của người mua sắm Đông Nam Á, các cửa hàng thực tế vẫn là một kênh quan trọng. Hơn một phần tư (28%) cho biết họ thích mua sắm tại cửa hàng nhiều như mua sắm trực tuyến và 19% khác thích mua sắm tại cửa hàng. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc tạo ra trải nghiệm mua sắm đa kênh.
- Để thành công trong đa kênh, một nền tảng thương mại hợp nhất cung cấp cái nhìn toàn diện về sự tương tác của khách hàng, hàng tồn kho và việc hoàn thành trên các kênh là chìa khóa. Bằng chứng cho điều này, hơn 3 trong số 5 nhà bán lẻ (66%) được khảo sát cho biết họ sẽ tăng đầu tư công nghệ vào một nền tảng thương mại hợp nhất.
Nguồn: Brands Vietnam