Những xu hướng thương mại điện tử sẽ chiếm sóng tiêu dùng trong năm 2024
Nối tiếp 1 năm 2023 thành công, những xu hướng thương mại điện tử sẽ tiếp tục làm mưa làm gió, ảnh hưởng đến các quyết định tiêu dùng trong năm 2024.
Sự dịch chuyển từ mua bán trực tiếp sang trực tuyến bùng nổ vào đại dịch Covid-19. Đến năm nay và dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế hình thức này sẽ vẫn tiếp tục “chiếm sóng” thị trường, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nắm bắt được xu hướng để tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu.
Vậy những xu hướng thương mại điện tử nào sẽ ảnh hưởng đến thị trường cuối 2023 – đầu 2024:
Thương mại điện tử Online chiếm sóng
Xu hướng thương mại điện tử ngày càng được nhiều khách hàng yêu thích bởi đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm thời gian, đa dạng chọn lựa về sản phẩm,….bên cạnh đó sự gia tăng của các thiết bị di động đã khiến hình thức mua bán này ngày càng phát triển, đặc biệt vào năm 2024.
(TMĐT vẫn chiếm sóng)
Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu trao đổi trên các sàn thương mại điện tử?
Thứ nhất, tối ưu hóa trang web hay các ứng dụng mua sắm trên di động nhằm mang lại trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi, giúp thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành.
Thứ hai, tăng cường chăm sóc khách hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, giải quyết mong muốn, nhu cầu sản phẩm của người dùng để tạo ra 1 hệ sinh thái mua bán online hiện đại, chiều lòng khách hàng.
Mạng xã hội vẫn là kênh bán hàng chủ đạo
Năm 2023 các hình thức bán hàng mới mẻ xuất hiện trên mạng xã hội như shoppertainment (kết hợp giữa bán hàng và các yếu tố giải trí). Do đó năm 2024, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tận dụng sức mạnh từ âm thanh, hình ảnh các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram,….để tạo ra 1 mạng lưới kết nối giữa người tiêu dùng – người bán hàng. Đồng thời các nhãn hàng cũng có thể sử dụng các nền tảng này để mở rộng kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
(Các nền tảng MXH vẫn là “mảnh đất” được yêu thích trong bán hàng)
Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn
Không thể phủ nhận sức mạng của các hình thức trợ lý ảo với cuộc sống hiện đại, trong số đó phải kể đến: Google Assistant, Amazon Alexa, Bixby,…Với các hình thức thông minh này, thương mại điện tử cũng ngày càng đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người tiêu dùng thông qua giọng nói.
(Tìm kiếm bằng giọng nói cũng ngày càng phổ biến)
Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trang web và danh sách sản phẩm để hỗ trợ người dùng tìm kiếm bằng giọng nói, thậm chí cho phép người dùng tạo đơn hàng bằng giọng nói. Điều này có thể giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng và thú vị hơn cho khách hàng.
Thực tế ảo tăng cường nâng cao trải nghiệm mua sắm
Một trong những xu hướng thương mại điện tử đã và đang không ngừng phát triển chính là Thực tế ảo tăng cường (AR). Đây là công nghệ tiên tiến giúp người mua sắm trực tuyến cảm nhận chân thực về những gì họ sẽ mua, giúp họ tiết kiệm thời gian đến cửa hàng mà vẫn chọn được sản phẩm ưng ý.
(Thực tế ảo cho phép người dùng trải nghiệm sản phẩm ngay trên điện thoại)
Ví dụ: Khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh để xem các loại nội thất, thiết bị có phù hợp với không gian gia đình mình không, hay có thể thử son, thuốc nhuộm ngay trên giao diện mua sắm,….
Xu hướng thương mại điện tử mua trước trả sau
Phương thức mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later – BNPL) cũng không còn quá xa lạ với người dùng. Các thức này mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm trọn vẹn hơn khi không phải quá đắn đo với một món hàng đắt đỏ vì có thể tạo đơn, nhận hàng trước sau đó mới thanh toán trả góp với lãi suất thấp sau đó.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức thanh toán này để tăng số lượng đơn hàng được tạo. Phương thức này đã trở thành xu hướng thương mại điện tử 2023 khi được rất nhiều sàn thương mại điện tử tận dụng cụ thể là Shopee và Tiki.
Cập nhật thêm nhiều tin tức về marketing – truyền thông tại đây.