Những insights không thể bỏ qua vào mùa lễ hội cuối 2023 – đầu 2024
Nửa đầu năm 2023 với nhiều biến động kinh tế đã ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo khi ra quyết định kinh doanh. Trước mùa lễ hội cuối 2023 – đầu 2024 sắp đến, doanh nghiệp cần làm gì để duy trì sự ổn định hay thậm chí có thể lật ngược thế cờ, tăng trưởng doanh thu bù cho những tháng đầu năm? Đâu là insight đắt giá có thể khiến doanh nghiệp thành công bắt kịp và nắm trọn trái tim người tiêu dùng?
Cùng tham khảo những insights dưới đây để tăng trưởng vượt trội mùa lễ hội vào cuối năm nay.
Be practical – Hãy “thiết thực” cùng người tiêu dùng
Thái độ mua sắm của người tiêu dùng đã trải qua những biến đổi rõ rệt trong thời gian gần đây. Đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế – khi người tiêu dùng phải trải qua sự suy giảm trong mức thu nhập, chi tiêu. Vì lẽ này, họ đã và đang thận trọng hơn trong việc mua sắm.
Đi cùng sự thận trọng kể trên, người tiêu dùng tận dụng triệt để các chương trình khuyến mãi và sự kiện mua sắm lớn như Mega Sale và D.Day (Ngày khuyến mãi đặc biệt) để tích trữ hàng hóa không chỉ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày, mà cho cả dịp Lễ và Tết.
Tuy nhiên, Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống quan trọng của người tiêu dùng Việt Nam, họ sẽ có khuynh hướng chi tiêu thoải mái hơn so với các sự kiện khác trong năm. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam cũng được dự đoán sẽ dần phục hồi vào giai đoạn cuối năm 2023 với những kỳ vọng tích cực hơn. Đây cũng là một lực tác động đáng kể đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt khi họ tiếp xúc nhiều với các nguồn thông tin tích cực từ chính phủ.
Giải pháp: Đối với insight này, các thương hiệu cần cân bằng giữa yếu tố ngắn hạn và dài hạn trong các chiến dịch marketing cuối năm nay. Dù nền kinh tế phục hồi nhưng người tiêu dùng vẫn sẽ duy trì tâm lý chi tiêu hợp lý và không sẵn sàng mua sắm những món đồ “phi thiết yếu”. Vì vậy, để có thể kinh doanh tăng trưởng nhưng không tốn quá nhiều chi phí mà hiệu quả kém mong đợi vào cuối năm 2023, doanh nghiệp vẫn cần ưu tiên tập trung vào hiệu suất chiến dịch. Trong đó, Performance Marketing được xem là giải pháp tối ưu nhất trong giai đoạn này, cùng các chỉ số quan trọng như ROI, ROAS, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu bán hàng…
Online Shopping – Sự trưởng thành của E-commerce và phát triển mạnh mẽ của Social Commerce
Với tâm lý “tiết kiệm” hiện tại, người tiêu dùng thường đánh giá tỉ mỉ giữa giá trị và giá cả. Họ tỏ ra cẩn trọng hơn trong việc chi tiêu và thường tìm kiếm thông tin, so sánh giá và xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Trong thời đại phát triển của thương mại điện tử, quá trình này không chỉ là việc mua sắm, mà còn là một hành trình tìm kiếm trải nghiệm mua sắm và giá cả tốt nhất.
Thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và lựa chọn rộng khắp hơn bất kỳ lúc nào. Không những thế, người tiêu dùng còn có khuynh hướng mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội (Social Commerce). Theo báo cáo nghiên cứu từ MMA, tỷ lệ mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội đã và đang không ngừng gia tăng, nhất là trên TikTok, khi nền tảng này ra mắt TikTok Shop và đẩy mạnh kết hợp với các nhà sáng tạo nội dung để livestream đem đến các chương trình khuyến mãi đặc biệt đến người tiêu dùng. Kể cả khi không mua sắm, mạng xã hội cũng được người tiêu dùng sử dụng triệt để nhằm tìm hiểu đánh giá về các sản phẩm mà họ có ý định mua.
Giải pháp: Các thương hiệu không những cần đẩy mạnh kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử mà còn phải mở rộng ra các kênh social. Bên cạnh đó, tập trung phát triển nội dung tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng nhằm khuyến khích họ ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn là điều cần làm để gia tăng vị thế của doanh nghiệp. Tận dụng sự phát triển của livestream và Influencer Marketing để đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm tăng trưởng doanh thu vào mùa lễ hội sẽ là giải pháp hợp lý để thương hiệu “bù đắp doanh thu” cho năm 2023.
Influencer Marketing – Đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng
Influencer Marketing đã trở thành một công cụ quan trọng để đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Những người ảnh hưởng có khả năng tạo sự kết nối cá nhân và tương tác trực tiếp với khán giả của họ, từ đó tạo ra những insight độc đáo về thị hiếu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Influencer Marketing tạo sự gắn kết một cách cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thay vì thấy thương hiệu chỉ là một “nhà cung cấp”, người tiêu dùng cảm thấy họ đang kết nối với một người thật sự – người mà họ có điểm chung về sở thích, quan điểm, phong cách sống… Điều này tạo ra cảm giác tương tác cá nhân và tạo sự tin tưởng.
Giải pháp: Ngoài việc tập trung vào những người nổi tiếng (KOL) đã có tiếng, xu hướng KOC (Key Opinion Consumers) đang trở thành yếu tố quan trọng để đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Sự tham gia của những người tiêu dùng quen thuộc trong việc chia sẻ trải nghiệm của họ giúp thương hiệu tiếp cận các insight về hành vi mua sắm và thị hiếu của đối tượng mục tiêu.
Consistent Experience – Trải nghiệm mua hàng liền mạch đa kênh từ Online đến Offline
Trong thời đại kết nối liên tục, tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch từ môi trường online đến offline là yếu tố quan trọng để thương hiệu tiếp cận và gắn kết với người tiêu dùng. Sự liên kết chặt chẽ giữa hai kênh này không chỉ tạo ra sự thuận lợi cho người tiêu dùng, mà còn mang lại insight quý giá về thói quen mua sắm và ưu cầu của họ.
Theo báo cáo nghiên cứu từ MMA, khi tiếp cận một cửa hàng mới, người tiêu dùng Việt Nam thường dựa vào đánh giá của cửa hàng trên trang cá nhân của họ (68%) và thu thập thông tin từ những người đã đóng cửa (58%) để tạo thêm niềm tin khi đưa ra quyết định mua hàng. Gần 40% người tiêu dùng xem xét hồ sơ của người bán khi mua hàng.
Để có thể tạo động lực cho người tiêu dùng đi đến giai đoạn mua hàng, việc chăm sóc và tạo nên trải nghiệm tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ của người tiêu dùng cần được ưu tiên quan tâm để người tiêu dùng trở nên thân thuộc với thương hiệu. Một trong những giải pháp thương hiệu có thể áp dụng chính là Business Messaging. Giải pháp này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như CPG (Consumer Packaged Goods), Retail (Bán lẻ), E-commerce (Thương mại điện tử), FinServ (Dịch vụ tài chính).
Giải pháp: Để tạo nên trải nghiệm mua hàng liền mạch từ Online đến Offline, thương hiệu có thể phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu để chăm sóc và dẫn dắt các nhóm khách hàng đi đến giai đoạn mua hàng đa kênh. Một số nhóm khách hàng tiêu biểu có thể phân loại như:
- Nhóm thứ nhất là nhóm khách hàng cần tư vấn của doanh nghiệp để ra quyết định mua hàng
- Nhóm thứ hai là nhóm E-commerce có thời điểm mua hàng đặc thù (ví dụ như mẹ bỉm sữa hay nhân viên văn phòng không tiện gọi điện mua hàng vào giờ làm việc hành chính…
- Nhóm thứ ba là nhóm khách mua hàng có tính chu kỳ (nhu cầu của nhóm này là không cần chốt đơn mua hàng liền mà cần nuôi dưỡng lâu dài và tạo mối quan hệ đáng tin cậy để khách hàng tin tưởng vào thương hiệu
Emotional Connect & Rational Drivers – Gắn kết với người tiêu dùng bằng cả cảm xúc lẫn lý trí
Trong thế giới của tiếp thị và kinh doanh ngày nay, việc gắn kết với người tiêu dùng không chỉ dựa vào lý trí mà còn cần kết hợp cảm xúc để tạo ra một trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ. Sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí tạo nên một liên kết mạnh mẽ và thú vị giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Tết là thời điểm các bữa tiệc diễn ra sôi nổi. Vì vậy, Pepsi 7UP Việt Nam tận dụng phong trào này với chuỗi Duet nhằm khuyến khích người dùng gắn kết với thương hiệu và cùng nhau đón Tết. Thương hiệu này đã tận dụng thử thách Hashtag có tên và hiệu ứng riêng của 7UP, cùng với tính năng Top View và R&F của TikTok để tăng phạm vi tiếp cận. Nhờ vậy, chiến dịch đã đạt được phạm vi tiếp cận lớn, và thúc đẩy sự tham gia ở quy mô lớn.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng nên tận dụng triệt để các yếu tố căn bản trong một kế hoạch marketing như: Đa dạng hoá kênh bán (Place); Chương trình khuyến mãi tặng quà, rút thăm trúng thưởng (Promotion); Tuỳ chỉnh sản phẩm như tăng size sản phẩm, combo các sản phẩm có chức năng tương đồng, bao bì dành riêng cho mùa lễ hội (Product) hay Giảm giá trực tiếp trên hàng bán (Price).
Giải pháp: Vào dịp cuối năm, đặc biệt vào Tết Nguyên Đán – ngoài các chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà, combo đặc biệt – các nhãn hàng luôn cần có thông điệp đặc biệt để kết nối cảm xúc với người tiêu dùng cùng những chủ đề mới lạ nhưng vẫn mang tính truyền thống, luôn nở rộ lại như Đoàn viên, Dọn dẹp nhà cửa, Nấu ăn & Ẩm thực, Du lịch, Lời chúc Tết… Để gắn kết gần gũi với người tiêu dùng về mặt cảm xúc và tạo đà nhằm khéo léo gửi gắm thông điệp của thương hiệu đến người tiêu dùng, các chủ đề thảo luận phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán nên được tận dụng và khai thác triệt để.
Technology (AI, Data-Driven, Machine learning, AR/VR) – Ứng dụng công nghệ vào chiến lược và thực thi marketing mùa lễ hội
Công nghệ hiện đại như Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu thống kê (Data-driven), học máy (Machine Learning) và công nghệ thực tế ảo (AR/VR) không chỉ đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, mà còn đem lại những cơ hội tuyệt vời cho việc xây dựng chiến lược marketing mùa lễ hội hiệu quả và tạo sự kết nối sâu sắc với người tiêu dùng.
Ngoài ra, nguồn lực không thể bỏ qua khi thực hiện các chiến dịch Marketing chính là công nghệ. Ví dụ như AI & Machine Learning bây giờ đã được ứng dụng sâu rộng với khả năng tăng cường hiệu suất công việc rất lớn, góp phần thay đổi cách thức làm marketing cho các doanh nghiệp: tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí. Quan trọng là doanh nghiệp lựa chọn đúng nền tảng, công cụ và đối tác có chuyên môn để có thế ứng dụng đúng, hiệu quả, nhanh chóng.
Giải pháp: Vào dịp cuối năm, khi thương hiệu phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều đối thủ khác để chiếm được trái tim người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ để tạo nên trải nghiệm mua sắm mới lạ sẽ là giải pháp tối ưu giúp thương hiệu tạo ấn tượng khác biệt trong mắt người tiêu dùng, tăng độ nhận diện thương hiệu và gián tiếp tăng trưởng doanh thu cho thương hiệu.
(Nguồn: Brands Vietnam)