Người dùng Tiktok tiêu dùng nhiều hơn cho các kênh ngoài luồng

Thay vì chi tiêu trực tiếp thông qua các sản phẩm của nền tảng, người dùng tiktok chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động ngoài luồng.

Tiktok có trở thành 1 cường quốc về Thương mại điện tử?

Cho tới thời điểm hiện tại dù được đánh giá là 1 trong những nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh thương mại điện tử, tuy nhiên các yếu tố thương mại chưa thực sự phát triển như kỳ vọng của các nhà sáng lập.

Tiktok Trung Quốc ghi nhận doanh số của nền tảng đến từ các sản phẩm được bán chính thức trong luồng kênh. Tuy nhiên, có 1 sự thật càng ngày càng nhiều người mạnh tay chi tiền cho các sản phẩm được tạo ra từ nội dung trong video, không phải từ nguồn bán hàng trực tiếp.

Tiktok thu về nhiều nguồn lợi hơn với những hoạt động ngoài luồng trực tiếp

Theo một báo cáo mới từ The Information, người dùng TikTok đã gửi hơn 250 triệu đô la quà tặng kỹ thuật số cho những người phát trực tiếp trong ứng dụng chỉ trong quý 3, nhấn mạnh xu hướng ngày càng tăng vẫn có thể giúp TikTok tạo thêm thu nhập từ việc bán hàng trong ứng dụng.

Các xu hướng như livestream trực tuyến có sự góp mặt của những nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trong nền tảng sẽ thu hút được nhiều người hơn, trong đó người xem có thể tặng quà ảo, tặng tiền ảo để tương tác với chủ phiên live.

Điều này mang lại sự mới mẻ, hấp dẫn cho người dùng nền tảng này, tuy nhiên hoạt động này được đánh giá sẽ không phải xu hướng lâu dài. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là trải nghiệm tốt cho cả người dùng lẫn người vận hành kênh. Theo đó, hoạt động này sẽ khiến người dùng chi tiền cho Tiktok nhiều và thoải mái hơn các hoạt động bán buôn khác trong nền tảng.

Đưa việc mua bán ngoài luồng phủ sóng

Tại Vương quốc Anh, TikTok tiến hành trưng bày các mặt hàng đang thịnh hành trong chuỗi các hoạt động thuộc chương trình “ Trendy Beat” – kích hoạt các mặt hàng phổ biến của nền tảng. Đồng thời, tiktok cũng thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua quan hệ đối tác với các nhà phân phối bán lẻ để hợp tác hóa quy trình bán hàng trực tuyến.

Họ bắt đầu thực hiện chiến dịch bằng cách mang đến cho người dùng những trải nghiệm mua sắm tốt hơn bao gồm việc giao hàng siêu tốc. Nhờ đó nhiều người sẽ quay lại mua hàng thường xuyên hơn, Tiktok cũng mở rộng được các hoạt động mua sắm sang nhiều lĩnh vực mới và các thương hiệu bán lẻ cũng nhờ đó mà hoạt động sôi nổi hơn.

Người dùng mạng xã hội ở các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc đã cởi mở hơn với cách tiếp cận này – nơi bạn có thể tìm thấy các sản phẩm đúng nhu cầu và mua hàng ngay tức khắc. Tuy nhiên, khách hàng tại phương Tây vẫn có nhiều sự cảnh giác với các nền tảng mạng xã hội cũng như các nhà bán lẻ – điều này gây trở ngại lớn trong quá trình mở rộng tệp khách hàng.

Trong khi đó, nền tảng Facebook cũng đưa ra chiến lược tương tự nhằm thu hút người dùng mua sắm nhiều hơn. Tuy nhiên, người dùng lại ưu tiên mua sắm thông qua các cửa hàng hoặc các trang web uy tín thay vì chia sẻ thông tin thẻ tín dụng của mình vào các mạng xã hội.

Liệu các nhà vận hành mạng xã hội có thể thay đổi thói quen này của người dùng?

Điều này có thể xảy ra, tuy nhiên sẽ gặp rất nhiều hạn chế với lý do tỷ lệ lừa đảo trực tuyến và thói quen cố hữu của họ đã tồn tại lâu nay khi dùng mạng xã hội.

Nhưng việc mua hàng đơn giản, chỉ bằng một cú nhấp chuột có thể là một sự thu hút và rõ ràng, dựa trên những số liệu thống kê này từ TikTok, người ta sẵn sàng chi tiêu trực tuyến khi có sự thu hút nhất định. Do đó, Tiktok đang ưu tiên các ngành hàng giao đồ ăn nhanh – những dịch vụ đang thịnh hành trên Douyin.

Đây được xem là 1 trong những thế mạnh của Tiktok – thu hút người dùng mua sắm ngay trong luồng kênh với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tiktok càng phát triển việc mua sắm trong luồng thì tỷ lệ chuyển đổi sang các ngành khách tương tự càng cao.

(Nguồn dịch: https://www.socialmediatoday.com)