Livestream – ngành công nghiệp của thời đại mới
Livestream mang lại nhiều lợi ích hữu ích khổng lồ cho doanh nghiệp – ‘mảnh đất màu mỡ’ nơi người bán hàng bùng nổ doanh số.
Thời kì Covid, các sản thương mại điện tử gặt hái được nhiều thành tích đáng kể từ những phiên bán hàng livestream khi mọi người buộc phải ở nhà và mua sắm trực tuyến, hoạt động mua sắm qua hình thức bán hàng này đã tăng lên rất nhiều. Theo thống kê từ công ty Gostream cho thấy, số lượt mua hàng trong livestream bán hàng trong thời kì dịch bệnh tăng 76%.
Doanh nghiệp thu được nhiều nguồn lợi nhờ livestream.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 70.000-80.000 phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Tỷ lệ chuyển đổi livestream bán hàng cao hơn tới 10 lần so với thương mại điện tử thông thường: 64% người dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm trực tuyến sau khi xem video, 28% người mua hàng cho biết livestream bán hàng đã khuyến khích và thúc đẩy họ mua hàng (nghiên cứu từ Livestream và Tạp chí New York).
Livestream đang chuyển đổi từ một hình thức giải trí trên mạng xã hội trở thành ngành công nghiệp giao thương: nơi các streamer, người bán hàng thu về nguồn lợi khổng lồ.
Vì sao livestream giúp người bán “nổ đơn” ?
Livestream ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như 1 hình thức marketing thiết yếu, mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt loại hình bán hàng này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trong vài tiếng phát trực tiếp – điều chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng.
Vậy livestream có những ưu điểm nào giúp người bán “nổ đơn”?
Tiết kiệm chi phí hơn nhiều hình thức khác
Video đang dần trở thành xu hướng trong các loại nội dung mạng xã hội, trong khi đó livestream lại là “át chủ bài” của định dạng video. Hình thức này cho phép bán hàng trên mọi nền tảng, nguồn nhân vật lực cũng được tối ưu hơn. Tuy nhiên, để có 1 phiên bán hàng hiệu quả doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị kỹ càng hàng hóa, thiết bị, streamer.
Mang lại cảm giác chân thực cho người xem
Một trong những ưu điểm lớn nhất của livestream so với video thông thường chính là sự tương tác qua lại ngay tại thời điểm phát live, người xem và người bán hàng có thể trao đổi với nhau thông qua hỏi – đáp tức thì, tạo dựng lòng tin, sự thân thiết giữa hai bên. Bên cạnh đó người bán cũng có thể linh hoạt điều chỉnh kịch bản theo câu hỏi để tạo sự hài lòng cho người xem. Khi livestream, khách hàng dễ có lòng tin đây là sản phẩm thật, người thật việc thật từ đó tăng cơ hội mua hàng.
Người thật việc thật ở livestream tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Thông tin sản phẩm được cung cấp đầy đủ
Về phía người bán hàng, buổi livestream diễn ra với thời gian không giới hạn do đó người bán có thể tung ra hàng loạt deal tốt, mã giảm giá, kêu gọi người mua chốt đơn và tag, chia sẻ thông tin đến bạn bè ngay tại phiên bán hàng. Đối với người xem, thay vì xem quảng cáo 1 chiều từ nhà cung cấp thì livestream, người xem hoàn toản chủ động yêu cầu thông tin sản phẩm theo mong muốn, tăng tỷ lệ hài lòng và quay lại mua hàng ở các lần live sau.
Tiếp cận lượng khách hàng mới
Giới trẻ ngày càng ưu tiên mua bán online hơn là đến trực tiếp cửa hàng, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, do đó livestream mang đến 1 phiên chợ sôi động – nơi người bán cung cấp được nhiều thông tin, người mua nhận về nhiều deal tốt. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thêm tệp khách hàng mới. 1 phiên bán hàng trực tiếp được đầu tư về chất lượng hình ảnh, sản phẩm phù hợp, các khuyến mãi hấp dẫn sẽ trở thành chiếc “cần câu” khách hàng mới, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số.
Livestream mua bán tích hợp giải trí – ngành công nghiệp mới
Hình thức livestream kết hợp cùng các hoạt động giải trí ngày càng trở nên thịnh hành tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Thay vì chỉ nghe người bán thoại về sản phẩm hay trò chuyện với người mua hàng thì hình thức livestream ngày càng thu hút hơn khi kết hợp cùng các yếu tố âm nhạc, người nổi tiếng. Những thay đổi này giảm thiểu nhiều công đoạn của mua bán truyền thống, thúc đẩy người mua “chốt đơn” nhanh chóng.
Đầu năm 2023, các Influencer kết hợp cùng các nhãn hàng liên tục lập kỷ lục người xem và số lượng đơn hàng được bán ra. Tháng 1/2023, Phạm Thoại – 1 tiktoker đã livestream liên tục 24h tiếng không ngừng nghỉ với tổng số 400 mã sản phẩm đến từ 30 nhãn hàng. Số lượng sản phẩm bán ra cán mốc 76.000, thu hút 5.1 triệu lượt xem, 30 triệu lượt thích. Có thời điểm bán được 2000 chiếc áo chỉ trong 1 phút.
Những phiên livestream có yếu tố giải trí ngày càng thu hút người xem.
Tối 15/3, chiến thần Hà Linh cũng nổi lên như 1 gương mặt vàng của làng livestream chỉ trong 1 tiếng Hà Linh thu hút 80.000 lượt xem video, 11 triệu lượt thích, tuyên bố bán sạch sản phẩm tại 3 nhà máy khi có phiên bán hàng đầu tiên của mình. Ngày 4/4, nữ tiktoker này đã xô đổ mọi kỷ lục livestream khi vừa bật nút live đã thu hút 297.000 mắt xem, hàng loạt deal 1k, mua 1 tặng 1 đã giúp các sản phẩm được bán sạch trong nháy mắt.
Không chỉ Hà Linh, Phạm Thoại, Pewpew… mà nhờ việc streaming trực tiếp đã giúp nhiều tên tuổi nổi lên như 1 hiện tượng mạng với cách thức độc đáo, bán hàng duyên dáng. Với sự phát triển như vũ bão của hình thức bán hàng mới mẻ này hứa hẹn đưa thị trường Việt Nam trở thành xứ xở bán hàng ấn tượng không thua kém gì các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia: “Người tiêu dùng sẽ nói không với những lời chào hàng, nhưng sẽ nói có với trải nghiệm giải trí”, ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương TikTok Shop từng nhận định.
Sự tích hợp giữa livestream và giải trí kích thích người mua hàng đưa ra quyết định.
Sự phát triển như vũ bão này chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển đưa livestream không chỉ là 1 phương thức marketing mà còn là 1 ngành công nghiệp thời hiện đại – siêu thị hàng hóa khổng lồ của người bán – mua, cũng là mảnh đất cho nhiều nhà sáng tạo nội dung phát triển.