Làm sao để thu hút nhân tài ngành PR?
Cũng giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài luôn là một thách thức lớn trong ngành Quan hệ công chúng (PR). Không còn nghi ngờ gì nữa, ngành PR luôn đứng đầu trong việc giữ chân nhiều nhân viên tài năng của mình.
Hầu như các chuyên gia trẻ trong lĩnh vực PR luôn rời bỏ ngành để tìm kiếm cơ hội tốt hơn trong khi những người mới vào nghề được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống lại không sẵn lòng thử sức với công việc này.
Giống như mọi nghề nghiệp khác trong lĩnh vực Truyền thông, PR là một nghề đòi hỏi sự gắn kết trí tuệ, lý luận sâu sắc và tư duy phản biện để có được vị trí cao hơn so với các đồng nghiệp. Đó là một ngành mà viết lách là niềm đam mê. Nhưng để trở thành một người làm PR thành công, bạn phải phát triển nhiều hơn thế nữa.
Nếu nói rằng ngành công nghiệp này hiện đang “rên rỉ” dưới gánh nặng thu hút nhân tài là chưa đúng. Trên thực tế, những người làm PR kỳ cựu đang rất lo lắng và vô cùng băn khoăn trước việc liên tục những nhân tài trong nghề đang “ra đi”.
Theo nghiên cứu, con đường khó khăn để thu hút nhân tài trong ngành PR thực sự bắt đầu từ một cơ sở giáo dục cao hơn, nơi nhiều sinh viên Truyền thông đại chúng mong muốn trở thành người dẫn chương trình truyền hình hoặc MC đài phát thanh hơn là thực chiến PR, nơi họ sẽ cần phải viết ngắn gọn và nâng cao kỹ năng chuyên môn của họ.
Ví dụ, nhiều tổ chức ở Nigeria không có cơ sở vật chất cần thiết để đào tạo, trang bị và tạo động lực cho sinh viên phát triển và xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này vào những năm cuối trước khi ra trường, bất kể PR và Truyền thông là một trong những ngành học cốt lõi ở các trường đại học hoặc trường bách khoa.
Nói cách khác, việc tạo ra nhận thức và sự nhạy cảm của sinh viên Truyền thông đại chúng về các dịch vụ của nghề PR đang ở mức thấp.
Điều này thực sự đã tạo ra bước thụt lùi lớn cho việc săn lùng và thu hút nhân tài tại đây.
Trong khi nỗi ám ảnh về việc chiêu mộ nhân tài đã trở nên vô tận, thì việc giữ chân những người đã có được cũng là một trở ngại lớn đối với nhiều công ty PR nói chung và tại Nigeria nói riêng.
Với chi phí kinh doanh trong nước cao, hầu hết các công ty PR đều phải vật lộn để đáp ứng mức thù lao tiêu chuẩn nhằm giữ chân những người giỏi trong ngành, do đó, dẫn đến việc nhân tài sẽ phải “nhảy việc” để có được những đãi ngộ tốt hơn.
Dành nhiều thời gian nghiên cứu về điều này, Laura Oloyede, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành Công ty truyền thông Mediacraft Associates, cho rằng nguyên nhân là do giá trị nhận diện gồm 2 nhân tố: Khách hàng/ Đối tác và Nhân sự nội bộ.
“Từ góc độ mà tôi gọi là giá trị nhận diện từ hai bên liên quan – Khách hàng và Nhân sự nội bộ. Với khách hàng, nếu nhìn vào toàn bộ hoạt động truyền thông tiếp thị tích hợp, sẽ thấy công ty truyền thông có các dịch vụ quảng cáo, phương tiện truyền thông và nhiều công cụ khác. Giá trị được cảm nhận là có sẵn và đó là lý do tại sao các công ty phân bổ 70% ngân sách của họ cho các khía cạnh khác nhau của truyền thông tiếp thị tích hợp. Trong khi chỉ dùng 30% cho truyền thông nội bộ”, bà Oloyede nói.
“Dần dần, sự chênh lệch về giá trị thương hiệu thẩm thấu qua lại giữa agency và khách hàng, từ đó thu hút nhân sự từ agency về phía khách hàng. Trong 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Truyền thông tiếp thị tích hợp, tôi luôn thấy những người trẻ hơn ở phía agency “nhảy việc” sang công ty khách hàng. Điều này cuối cùng đã ảnh hưởng đến việc giữ chân nhân tài. Đó là thực trạng chung chung nhưng trong ngành này và gọi là hội chứng Japa. Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm để thu hút và giữ chân những nhân tài cần thiết”, bà Oloyede nói thêm.
Chứng thực quan điểm của bà Oloyede, bà Martha Okpeke, Giám đốc bộ phận Account của Mediacraft, đã xác định hội chứng Japa và việc hầu hết sinh viên không muốn học PR vì tính kỷ luật mà nó đòi hỏi.
“Việc thu hút và giữ chân nhân tài đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Ở Nigeria, chúng tôi phải đối mặt với hội chứng Japa này và điều đó cũng ảnh hưởng đến ngành PR. Thậm chí chúng tôi còn có những sinh viên chưa sẵn sàng làm PR vì ngành nghề này đòi hỏi tính kỷ luật cao”.
“Ngày nay bạn gặp những sinh viên đang theo học ngành Truyền thông đại chúng và họ nói với bạn rằng họ không quan tâm đến PR. Họ chỉ muốn làm MC và được xuất hiện trên TV. Họ nói PR thì cần phải viết lách. Đó không phải là tất cả những gì PR hướng tới. Viết là một kỹ năng giúp bạn nhận được nhiều hơn những gì bạn nhận được từ PR. PR giúp bạn phát triển ở mọi nơi. Nó trở nên đáng lo ngại khi mọi người chạy trốn khỏi nó”, bà Okpeke nhận định.
Trong khi các tổ chức cần phải làm nhiều hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức cho sinh viên Truyền thông đại chúng về lợi ích của PR, các công ty/tổ chức truyền thông nên làm tất cả trong khả năng của mình để động viên, khuyến khích và khen thưởng phù hợp cho nhân sự nội bộ của mình để có cơ hội giữ chân họ và tiết kiệm chi phí, giúp ngành này thoát khỏi tình trạng thiếu hụt nhân tài.
Hồng Vân