Hậu Olympic Paris 2024, nhìn lại cách các thương hiệu tối đa hoá độ phủ
Bên cạnh những chiến dịch quảng cáo ấn tượng tôn vinh các vận động viên trong mùa Olympic Paris 2024 thì các thương hiệu cũng đã trực tiếp đến Paris để quảng bá cho thương hiệu của mình. Các thương hiệu đã thực hiện nhiều chiến lược trực tiếp tại nơi đăng cai Olympic như đặt biển quảng cáo ngoài trời, mở pop-up store,…
Tuy có nhiều thương hiệu không thuộc ngành hàng thể thao nhưng họ đã thực hiện đa dạng các chiến lược để tối đa hoá độ phủ tại Paris – nơi mà nhiều vận động viên lẫn vận động viên đang hướng về.
Thực hiện chiến lược bản địa hóa và mang bản sắc thương hiệu vươn ra quốc tế
Nổi bật trong chiến lược này là thương hiệu Samsung với khoảnh khắc ‘Victory Selfie’, xu hướng chụp hình trên bục nhận thưởng mới của thương hiệu. Cụ thể, khi các vận động viên đứng trên bục trao huy chương thì họ sẽ được nhận điện thoại Samsung Galaxy Z Flip6 Olympic Edition để selfie.
Khoảnh khắc selfie viral trên mạng xã hội do có sự xuất hiện của đội tuyển Hàn Quốc và Triều Tiên
Nhờ khoảnh khắc đáng nhớ này đã giúp cho doanh số bán hàng của Samsung tăng mạnh. Theo Campaign, tính đến ngày 30/7/2024, doanh số bán hàng của Samsung đã tăng 23% nhờ khoảnh khắc đặc biệt này. Bên cạnh đó, Trong một bài viết khác về thành công của Galaxy Flip 6 sau Thế vận hội trên tờ The Independent , Samsung cho biết sự nhận thức thêm này là “không thể tin được” và tuyên bố rằng ngày càng có nhiều người cân nhắc đến điện thoại có thể gập lại của công ty nhờ vào đó.
Các vận động viên lưu giữ khoảnh khắc với Samsung Galazy Z Flip6 Olympic Edition
Đáng chú ý là thương hiệu Nestlé MILO đã cùng Ogilvy Việt Nam triển khai chiến dịch ‘Việt names’ giúp các vận động viên Việt Nam trên đấu trường Olympic Paris 2024 được gọi đúng tên của mình.
Cụ thể, thương hiệu đã phối hợp cùng những nhà soạn nhạc, đội ngũ sáng tạo nội dung và những diễn viên lồng tiếng người Việt Nam, các bài thơ được viết theo thể thơ nói (Slam Poetry) giúp khán giả quốc tế hiểu và phát âm đúng tên của các VĐV Việt Nam, xóa bỏ những rào cản về ngôn ngữ. Mỗi bài thơ được viết theo lối thơ ngũ ngôn truyền thống của Việt Nam.
Xe tải OOH của MILO chạy trên khắp đường phố Paris
Để chiến dịch được lan rộng mạnh mẽ hơn, Nestlé MILO đã triển khai chiến dịch OOH tại Paris và tạo ra playlist trên nền tảng Spotify và YouTube để khán giả trên quốc tế đều có thể nhìn thấy và tìm hiểu. Không những thế, thương hiệu còn gửi trực tiếp những đoạn âm thanh này đến các bình luận viên thể thao tại Olympic, giúp họ có thể dễ dàng học và phát âm đúng tên của các vận động viên Việt Nam.
Chiến dịch ‘Việt names’ – đưa tên vận động viên Việt Nam đi khắp Paris
Mở cửa hàng Pop-up tại các địa điểm thi đấu Olympic Paris 2024
Nổi bật là các thương hiệu thức uống như HeyTee và Chagee đến từ Trung Quốc, họ đã không lựa chọn chiến lược đầu tư vào các TVC quảng cáo mà các thương hiệu này đã tận dụng earned media (truyền thông tự nhiên), tức là sự chú ý mà họ nhận được một cách tự nhiên từ báo chí, mạng xã hội, và các kênh truyền thông khác mà không phải trả tiền cho quảng cáo trực tiếp.
Chiếc cup holder đặc biệt của thương hiệu trà sữa HeyTea nhân sự kiện Olympic Paris 2024
Trong kỳ Thế vận hội Olympic, cả HeyTea và Chagee đều quyết định khai trương các cửa hàng pop-up tại Paris, và chiến lược này đã nhanh chóng mang lại hiệu quả khi thu hút được một lượng lớn người tiêu dùng địa phương đến ủng hộ. Đặc biệt, Chagee đã có phản ứng rất nhanh nhạy khi các vận động viên giành chiến thắng, ngay lập tức tung ra những chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội, cũng như đặt biển quảng cáo OOH tại Paris.
Du khách tại cửa hàng pop-up của Chagee
Cụ thể, thương hiệu trà sữa Chagee đã hợp tác với 7 vận động viên, trong đó có nữ vận động viên quần vợt Zhang Qinwen – người Trung Quốc đầu tiên đạt được huy chương vàng tại Olympic nội dung quần vợt đơn nữ, triển khai chiến dịch đặt biển quảng cáo OOH tại Paris. Không những thế, Chagee còn mở một số cửa hàng pop-up trên quảng trường Gare Saint-Lazare ở Paris.
Đại sứ thương hiệu của Chagee – Nữ vận động viên Zheng Qinwen
Theo tờ báo Yicai, nhân viên của cửa hàng chia sẻ rằng ngày đầu tiên cửa hàng pop-up mở cửa đã có gần 2.000 khách hàng ghé thăm, trong đó hơn một nửa là khách du lịch quốc tế và dự đoán rằng nơi này sẽ phục vụ hàng chục nghìn người trong thời gian khai trương kéo dài 20 ngày.
Bên cạnh đó, thương hiệu trà sữa HeyTea cũng đã triển khai cửa hàng pop-up tại District 11, bên bờ phải của sông Seine – một trong những khu vực đông dân nhất của Paris. Mục tiêu của cửa hàng là mời các vận động viên và người tiêu dùng toàn cầu đến thử đồ uống trà của họ trong khi xem các trận đấu
Thương hiệu này đã áp dụng chủ đề ‘chạy’ và lấy cảm hứng từ các nét chữ của kiểu chữ Tống Trung Quốc để thiết kế lại logo và phông chữ thương hiệu của mình. Vào ngày đầu tiên, cửa hàng đã bán được hơn 1.000 cốc và đạt doanh số hơn 10.000 euro (10.930 USD).
Nguồn: Advertising Vietnam