Doanh nghiệp sử dụng marketing bằng âm thanh như thế nào cho hiệu quả?

Các doanh nghiệp đang tận dụng marketing bằng âm thanh để quảng bá, tuy nhiên làm sao cho hiệu quả còn là trăn trở của nhiều đơn vị.

Marketing bẳng âm thanh đang dần trở thành xu hướng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải tiến hành để thúc đẩy hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Loại hình này được sử dụng với mục đích giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu và gia tăng doanh số bán hàng.

Để marketing bằng âm thanh đạt hiệu quả truyền thông cần làm gì?

Sản xuất nội dung chính thống, đầu tư bài bản

Chất lượng nội dung luôn là yếu tố quan trọng trong mọi loại hình quảng cáo, tác động trực tiếp đến ý chí, tình cảm và quyết định mua hàng dành cho thương hiệu. Nhà sáng tạo nội dung sẽ cần đầu tư chỉn chu và kỹ càng cho khâu kịch bản, tạo ra một sự thống nhất xuyên suốt, có tính nhận diện cho thương hiệu.

 

Các đoạn quảng cáo bằng âm thanh phải được đầu tư về nội dung

Theo đó, trong nghiên cứu của Kim và cộng sự, 2009; Turley & Milliman, 2000, khi nói về ảnh hưởng của thính giác đến quyết định mua hàng trong ngành F&B (Food & Beverage) thì thính giác đóng góp tới 45% trong việc xây dựng thương hiệu trong 5 giác quan. Dù chủ động hay thụ động lắng nghe những đoạn quảng cáo cũng khiến người tiêu dùng có thêm những tưởng tượng về sản phẩm.

Do đó, hãy luôn tạo cho thương hiệu một đoạn quảng cáo bằng âm thanh thật sự độc đáo, khác biệt, gây ấn tượng mạnh với người nghe.

Tạo ra một tác phẩm hài hòa để marketing bằng âm thanh hiệu quả

Đoạn quảng cáo bằng âm thanh thành công sẽ là đứa con tinh thần của nhà sáng tạo nội dung, sản phẩm sẽ là tổng hòa của âm nhạc, giọng nói, thông tin sản phẩm. Có một mẫu số chung cho những đoạn audio marketing thành công thường là một đoạn nhạc nền có sẵn, nổi tiếng, được người dùng biết đến rộng rãi hoặc là những ca khúc được nhà sản xuất sáng tạo độc nhất.

Người đọc quảng cáo – linh hồn của 1 đoạn quảng cáo âm thanh thành công

Một giọng đọc đẹp giống như 1 cô gái, khiến người nghe bị thu hút ngay từ những ấn tượng đầu tiên. Do đó, chọn voice talent (người đọc quảng cáo) cũng rất quan trọng trong thành công của 1 đoạn quảng cáo bằng âm thanh.

Người đọc quảng cáo là một khâu không thể thiếu của 1 đoạn quảng cáo âm thanh thành công.

Thêm vào đó, giọng đọc cũng phải phù hợp với từng sản phẩm và nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ, với sản phẩm xương khớp doanh nghiệp chọn các nghệ sĩ trên 40 tuổi để tăng sự tin tưởng cho người dùng; với sản phẩm siro em bé người đọc voice có thể là bố mẹ và các bạn nhỏ, với những bất động sản cao cấp giọng đọc phải hào sảng, mạnh mẽ,…

Người đọc quảng cáo còn giống như 1 sợi dây kết nối nhãn hàng với người tiêu dùng, vì thế phải thật diễn cảm, phát âm chuẩn chỉnh, nhấn nhá đúng lúc đúng chỗ.

Quảng cáo bằng âm thanh phải thật cô đọng

Hãy tạo cho doanh nghiệp 1 đoạn âm thanh quảng cáo ngắn gọn, truyền đạt đầy đủ hết thông điệp của nhãn hàng. 1 đoạn âm thanh quảng cáo marketing có thời lượng 30-60s phải chứa đủ các thông tin như tên nhãn hàng, tính năng, đặc điểm của sản phẩm, kích thích sự tò mò và khiến người nghe đưa ra hành động.

Thông thường thông điệp quảng cáo cho mỗi đoạn âm thanh sẽ gắn liền với slogan và thông điệp chung của toàn chiến dịch và có thể tuỳ biến với mỗi sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.

Những chiến dịch thành công nhờ tận dụng tối đa sức mạnh của âm thanh trong quảng cáo.

Nhắc đến thành công trong việc dùng slogan bằng âm thành vào quảng cáo không thể không nhắc đến “vị ngon trên từng ngón tay của gà rán KFC, mì cay vifon càng ăn càng dính của Vifon, Bitis nâng niu bàn chân Việt, đi để trở về của Bitis,….

Tuỳ biến các đoạn âm thanh phù hợp với trạng thái của người nghe trong thời gian thực và bối cảnh xuất hiện trong quảng cáo.

Nhắm trúng đích bằng cách cá nhân hóa các đoạn audio marketing

Phân tích hành hành vi của người dùng trẻ – đối tượng đích của nhiều nhãn hàng cho thấy, người trẻ Việt dành 16h để vừa nghe vừa làm các hoạt động khác, khoảng 50% đại diện dịch vụ khách hàng đã nghe podcast tại nơi làm việc. Vì vậy, đoạn quảng cáo có liên quan đến trạng thái thực tế của người nghe sẽ tác động đến sự ghi nhớ của họ. Hơn nữa, thương hiệu có thể cá nhân hoá các đoạn quảng cáo âm thanh phù hợp với sở thích và hành động của người nghe để mỗi người nghe đều cảm thấy sản phẩm này là dành cho mình.

Ví dụ, ngay khi tham gia các hoạt động ngoài trời, mất sức và háo nước ở khu vui chơi, người chơi nghe được tiếng rao bán kem, tiếng máy làm đá, tiếng nước,…của 1 quán giải khát, điều tất nhiên họ sẽ có nhu cầu được giải khát và đưa đến quyết định mua nước.

Quảng cáo bằng âm thanh cần thật “mượt”

Với hình thức quảng cáo bằng âm thanh, ngoài các đoạn nhạc, để chiến dịch quảng cáo thành công thì cần kết hợp với banner in player, video, sponsored playlist để thông điệp nhãn hàng được truyền đạt rộng rãi, đi đến đúng đối tượng mục tiêu. Trong quá trình triển khai chiến dịch, thương hiệu nên phối hợp nhịp nhàng với các nền tảng phát nhạc trực tuyến để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.