ChatGPT và luxury marketing: Tận dụng A.I để quảng bá các thương hiệu cao cấp

ChatGPT và luxury marketing: Cách agency tận dụng siêu công cụ A.I để quảng bá các thương hiệu cao cấp

Vài năm qua, hoạt động tiếp thị kỹ thuật số cho ngành hàng xa xỉ (luxury digital marketing) chứng kiến nhiều ​​sự kết hợp giữa các chiến thuật tiếp thị truyền thống và trí tuệ nhân tạo. Theo Ilze DuToit, “màn hình máy tính đã trở thành chiến trường và sự chú ý của khán giả là giá trị cuối cùng”. Cô cho rằng các công cụ AI như ChatGPT đang trong giai đoạn cơ bản. Trong vài năm tới, các chuyên gia hy vọng những công cụ này sẽ phát triển hơn nữa và tạo ra những phản ứng phức tạp hơn, giống con người hơn.

Tiềm năng của ChatGPT

ChatGPT sau khi ra mắt đã gây bão trên toàn thế giới, nhanh chóng khắc họa rõ sự hiện diện của mình trong rất nhiều ngành nghề. Đây là một mô hình AI tiên tiến được thiết kế để hiểu và tạo ra văn bản giống con người, dựa trên dữ liệu đầu vào mà nó nhận được. Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho phép ChatGPT hiểu được ngữ cảnh, ý nghĩa và sắc thái của ngôn ngữ con người.

ChatGPT phân tích thông tin đầu vào và lời nhắc từ người dùng để hiểu ý nghĩa, ngữ cảnh và sắc thái của chúng. Sau đó, trí tuệ nhân tạo tận dụng kiến ​​thức “học được” để tạo ra phản hồi mạch lạc, phù hợp với ngữ cảnh. Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên này học các mẫu và cấu trúc trong ngôn ngữ bằng cách xử lý lượng dữ liệu văn bản khổng lồ. ChatGPT kiểm tra trình tự các từ để hiểu cách sử dụng ngôn ngữ, mối quan hệ giữa các từ và bối cảnh chúng xuất hiện. 

Nhưng làm thế nào các nhà tiếp thị ngành hàng xa xỉ có thể tận dụng công nghệ này?

Tận dụng tính năng linh hoạt của ChatGPT

Đối với cách thức marketing cho ngành hàng xa xỉ đòi hỏi agency phải sản xuất và truyền tải đến đối tượng khách hàng thượng lưu những nội dung mang tính cá nhân hoá cao, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ mặt hàng sang trọng ngày càng gia tăng.

Với nhân khẩu học của người dùng luôn thay đổi nhanh chóng theo từng xu hướng, việc tận dụng công nghệ như ChatGPT là rất cần thiết để tinh chỉnh và tạo ra nội dung thú vị. Chẳng hạn, một thương hiệu có thể sử dụng ChatGPT để sản xuất nội dung dành cho đối tượng thanh niên trẻ, sau đó được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng phụ nữ.

Với sự linh hoạt của ChatGPT, các chủ đề và nội dung do AI tạo ra hoàn toàn có thể được điều chỉnh từ phong cách, màu sắc đặc trưng của thương hiệu và được cập nhật theo sở thích, giá trị, mục tiêu và USP (Unique selling points) để thu hút đối tượng khách hàng.

Tính hiệu quả của ChatGPT trong quá trình làm việc

Hầu hết các agency đang phụ trách quảng bá cho thương hiệu sang trọng hoặc các sản phẩm mang tính độc quyền đều biết rằng hiệu quả nội dung và truyền tải đúng thông điệp là rất quan trọng.

Chính vì thế, ChatGPT sẵn sàng là một công cụ trợ giúp agency trong quy trình làm việc như soạn thảo email, đưa ra ý tưởng quảng cáo, đồng thời cung cấp timelines cho lịch đăng bài trên các kênh mạng xã hội của nhãn hàng. Nhờ ChatGPT mà agency có thể chuẩn hóa quy trình làm việc và đưa ra nhiệm vụ sáng tạo ý tưởng hàng ngày là động lực thúc đẩy công nghệ AI.

ChatGPT tạo ra nội dung quảng bá trên mạng xã hội

Agency có thể tận dụng khả năng của ChatGPT để sản xuất nội dung độc đáo như cung cấp ý tưởng social post trên các trang mạng xã hội và đề xuất cho khách hàng.

Không ít marketers hoặc Social media managers (Người quản lý phương tiện truyền thông xã hội) hiện nay tham khảo ý tưởng từ ChatGPT để tạo ra phản hồi hấp dẫn cho từng nhận xét và thậm chí dựa vào timelines nội dung do AI tạo ra phù hợp với mục tiêu và đối tượng cụ thể.

Sáng tạo nội dung quảng cáo trả phí 

ChatGPT là một nguồn tài nguyên có giá trị để tạo ra những ý tưởng mới cho nội dung quảng cáo của các nhãn hàng xa xỉ. Agency có thể tận dụng để sản xuất các call-to-action hấp dẫn, thuyết phục và thực tế để thu hút khách hàng mục tiêu luôn nhớ đến thương hiệu. 

Thách thức ChatGPT đặt ra cho các nhà tiếp thị ngành hàng xa xỉ

Hầu hết những người làm việc về nội dung đều lo sợ rằng AI sẽ sớm thay thế vai trò chuyên môn của họ. Tuy nhiên trong suốt năm 2023, ChatGPT đã chứng minh rằng công cụ này cũng có những thách thức riêng.

Đầu tiên, Google đã tuyên bố rằng họ không muốn các kết quả tìm kiếm mà họ trình bày bị cản trở bởi những người sáng tạo nội dung bằng robot . Đây có thể là một trong những nhược điểm lớn của các công cụ AI trong tiếp thị kỹ thuật số vì đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Thứ hai, hầu hết các agency đều nắm nguyên tắc EEAT (Experience: Kinh nghiệm, Expertise: Chuyên môn, Authority: Thẩm quyền và Trustworthiness: Độ tin cậy) của Google là một trong những yếu tố xếp hạng nội dung nổi bật nhất. Mặc dù ChatGPT có thể tạo nội dung bằng cách tổng hợp nội dung từ các nguồn khác nhau kèm dựa vào cơ sở dữ liệu hiện có, nhưng nội dung này không phải là duy nhất hoặc đảm bảo độ chính xác hoàn toàn. 

Để có thể làm hài lòng khách hàng dựa vào yếu tố nội dung quảng cáo cũng như đảm bảo mức độ hiển thị cao trên công cụ tìm kiếm của Google, agency buộc phải sáng tạo thêm nội dung có yếu tố “trải nghiệm thực tế” như chia sẻ quan điểm của người dùng hoặc chuyên gia về thương hiệu/ sản phẩm của nhãn hàng và các minh chứng từ xã hội. Những điều này ChatGPT không thể đáp ứng được.

Ngoài ra, nội dung do ChatGPT tạo ra cũng có thể tiềm ẩn nguy hiểm khi rơi vào tay những cá nhân không có kiến ​​thức về viết quảng cáo. Đối với những nhãn hàng xa xỉ phục vụ cho đối tượng khách hàng sang trọng và khắt khe, đòi hỏi phải cung cấp nội dung chuẩn chỉnh, tinh tế, có tính cá nhân hoá cao.

Chính vì thế, sau khi tham khảo nội dung từ ChatGPT, bản thân người làm quảng cáo phải kiểm chứng, chỉnh sửa và hoàn thiện thông điệp cuối cùng trước khi gửi đến khách hàng, đảm bảo không có những lỗi như lặp từ, ngôn ngữ sáo rỗng, sai chính tả, sai cấu trúc câu… 

Quan trọng hơn hết, hoạt động tiếp thị trong thị trường ngành hàng cao cấp đòi hỏi chính chúng ta là những người quản lý ChatGPT như một công cụ hỗ trợ, không được phép phụ thuộc, đó cũng chính là năng lực của agency đảm bảo tính độc quyền và uy tín cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Cuối cùng, kết quả của ChatGPT sẽ phụ thuộc vào việc agency “training” hàng ngày cho công cụ này như thế nào. Nhưng quan trọng hơn, là một marketers hay agency hãy trau dồi chuyên môn để luôn tạo ra nội dung chất lượng về bất cứ ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là thị trường nhãn hàng xa xỉ.