Năm 2024: 100% doanh nghiệp truyền thông kỳ vọng ứng dụng AI thành công trong vận hành
Với sự bùng nổ của AI, các doanh nghiệp truyền thông đều kỳ vọng sẽ ứng dụng AI 100% công nghệ này vào quy trình làm việc của mình, tuy nhiên việc vận hành lại gặp nhiều sự cố.
Duda công bố kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp truyền thông đều có kế hoạch ứng dụng AI thành công hơn trong năm 2024.
Cuộc khảo sát với hơn 200 nhà lãnh đạo của các đơn vị này cho thấy họ kỳ vọng nhờ AI mà các khoản chi tiêu doanh nghiệp sẽ giảm đi, đặc biệt là các nội dung do AI sáng tạo nên. Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng phản ánh mối quan tâm của các doanh nghiệp này về việc có theo kịp tốc độ mà AI mang đến không, đặc biệt với các đơn vị có lối vận hành truyền thống.
Dự đoán tích cực từ việc thúc đẩy sử dụng AI để tiết kiệm nguồn nhân vật lực nhiều hơn từ các doanh nghiệp, qua đó nhờ AI quy trình làm việc sẽ ngắn gọi và quy mô kinh doanh sẽ được mở rộng.
100% doanh nghiệp truyền thông mong muốn tích hợp AI vào vận hành
Theo Duda báo cáo:
“Mặc dù 100% chủ doanh nghiệp kỳ vọng vào AI và nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ này trong quá trình phát triển doanh nghiệp, tuy nhiên trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2024 các đơn vị này cũng lo ngại về tính cập nhật của nhân sự.”
Theo thống kê, gần 2/3 (61%) các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư vào AI trong 12 tháng tới để tăng tốc độ phát triển cho đơn vị của mình.
Tuy nhiên, 84% doanh nghiệp lo ngại về việc theo kịp sự phát triển của AI vào năm 2024, với 58% hơi lo ngại và 26% rất lo ngại. Chỉ có 16% người được hỏi hào hứng với việc ứng dụng AI vào quản lý và vận hành 1 doanh nghiệp truyền thông”
Doanh nghiệp truyền thông khởi sắc khi ứng dụng AI trong năm 2024?
Nhiều doanh nghiệp làm sáng tạo dự tính sẽ dùng AI cho kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung và thừa nhận AI như một công cụ hỗ trợ kinh doanh. Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn dự đoán sẽ tăng cường lợi nhuận tài chính của họ, với kỳ vọng tăng gấp 10 lần so với năm trước khi dùng đến AI.
Cuộc khảo sát cho thấy rằng mặc dù các cơ quan đã tận dụng các công cụ AI và tiết kiệm được chi phí nhưng họ cũng lo ngại về việc theo kịp sự phát triển của AI trong tương lai làm ảnh hưởng đến tính bảo mật và vận hành doanh nghiệp.
Về riêng lĩnh vực văn hóa – truyền thông, AI được xem là công cụ hỗ trợ cá nhân hóa nội dung. Các thuật toán do AI cung cấp sẽ phân tích dữ liệu người dùng để đề xuất nội dung, quảng cáo và kết quả tìm kiếm. Cá nhân hóa không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tăng mức độ tương tác và sự gắn kết của khán giả.
Ví dụ: Netflix đã sử dụng AI để đề xuất phim và chương trình dựa trên sở thích, lịch sử xem và đánh giá của người dùng. Trong khi đó, Spotify sử dụng AI để tạo danh sách phát được cá nhân hóa dựa trên thói quen nghe và sở thích âm nhạc của người nghe.
Chưa dừng lại ở đó AI còn có khả năng phân tích cũng như dự đoán. Phân tích dự đoán do AI cung cấp được sử dụng để dự báo doanh thu phòng vé, xếp hạng truyền hình và các chỉ số hiệu suất khác. Những thông tin này giúp các công ty truyền thông và giải trí đưa ra quyết định sáng suốt về sản xuất, quảng cáo và phân phối nội dung.
Bên cạnh đó, AI cũng được sử dụng trong báo chí và truyền hình để kiểm duyệt nội dung, xác minh tính xác thực, bảo vệ bản quyền và phát hiện tin giả. Kiểm duyệt nội dung là quá trình điều chỉnh và giám sát nội dung do người dùng tạo để đảm bảo nội dung tuân theo nguyên tắc của nền tảng và không chứa bất kỳ nội dung gây hại, xúc phạm hoặc không phù hợp nào.
Kiểm duyệt nội dung là cần thiết để duy trì môi trường trực tuyến an toàn và tích cực cho người dùng và thương hiệu. Việc kiểm duyệt nội dung có thể được thực hiện thủ công bởi người kiểm duyệt là con người hoặc tự động bởi các hệ thống do AI cung cấp.
Do đó việc áp dụng AI vào truyền thông nói riêng và vào các doanh nghiệp nói chung được đánh giá sẽ ngày càng phổ biến trong năm 2024.
Theo: https://www.searchenginejournal.com/survey-reveals-100-of-digital-agencies-are-using-ai/503256/